Tiểu đường thai kỳ là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Không giống như những dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu thai phụ không được chăm sóc và có cách điều trị tiểu đường thai kỳ kịp thời thì sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường Type 3, xảy ra chủ yếu vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Đây là loại bệnh chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, dù trước đó không hề bị mắc bệnh này.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không có một biểu hiện nào rõ ràng, chỉ một số ít thai phụ sẽ cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, ăn nhiều không thể kiểm soát, …

Khi một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai thì nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa vào kỳ mang thai tiếp theo, và có nguy cơ sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 sau này trong đời. Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ càng cao.

5 dấu hiệu tiểu đường trong thai kỳ

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Có thể những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường trên mẹ bầu rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của thai kỳ nên thường chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt giai đoạn mang thai và sinh con thì chị em cần chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, thăm khám thường xuyên.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Khó sinh

Glucose trong máu của bạn có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải “tăng ca” để sản xuất thêm insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Vai rộng là nguyên nhân của những ca sinh khó. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

Béo phì

Theo nghiên cứu cân nặng, chiều cao và các chỉ số cơ thể của các bé gái từ 6-8 tuổi ở California, các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ thừa cân nhiều gấp 3,5 lần so với những bé khác. Đặc biệt, nếu mẹ bị thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.

Hạ đường huyết

Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn “theo đà” sản xuất tiếp lượng insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này khá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể gây co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.

Bệnh hô hấp

Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da. Các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ tiểu đường để có những điều chỉnh hợp lý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng những cách hiệu quả sau:

Lên kế hoạch trước khi mang thai

Trước khi có ý định mang thai, cần dành ít nhất 3 tháng chuẩn bị cho quyết định trọng đại này. Bạn cần đi tiêm phòng rubella, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, khám sức khỏe tiền sinh sản để có thể thụ thai khi cơ thể đang ở tình trạng khỏe mạnh nhất. Đây là cách đơn giản giúp bạn phòng xa căn bệnh nguy hiểm này.

Thực hiện xét nghiệm đường huyết thường xuyên

Thực hiện các xét nghiệm đường huyết ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Các xét nghiệm này giúp bạn biết được chỉ số lượng đường trong máu có ổn định, phát hiện sớm và tầm soát những bất thường có thể xảy ra. Cách tự nhiên và hiệu quả nhất để kiểm soát lượng đường trong máu là thông qua ăn uống và luyện tập. Nếu quá bận rộn không thể tập thể dục mỗi ngày, hãy cố gắng vận động khoảng 2 tiếng 30 phút hàng tuần. Trường hợp đã mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được theo dõi và đo đường huyết định kỳ.

Có chế độ ăn hợp lý

Tâm lý “ăn cho hai người” dường như vẫn còn đè nặng lên phần đông mẹ bầu mang thai ở Việt Nam. Trên thực tế, mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 300 calo khi mang thai. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn uống đa dạng nhiều thực phẩm, không ăn quá nhiều một lúc là những điều mẹ bầu nên nhớ để phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

Tập thể dục thường xuyên

Mang thai không có nghĩa là bạn kiêng khem vận động tuyệt đối. Bạn vẫn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp, tránh những bài tập thể hình hay cường độ cao. Tập luyện giúp cơ thể đổ mồ hôi, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng liệu pháp insulin nhằm duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Điều này cũng đảm bảo em bé tăng cân và phát triển chiều cao đúng chuẩn, giảm thiểu nguy cơ sinh non hay sảy thai.

Gọi tư vấn
Đặt mua ngay