Rau Tiền Đạo (Nhau Tiền Đạo) – Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Phân loại rau tiền đạo

Rau tiền đạo (hoặc nhau tiền đạo) là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Rau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc bệnh lý mắc phải cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non.

RAU TIỀN ĐẠO NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NÀO?

Sẽ không phải là một vấn đề lớn nếu rau tiền đạo được phát hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi thai lớn lên, phần cơ phía dưới gần cổ tử cung sẽ kéo dài ra, bánh rau vì vậy sẽ được “đẩy” lên phía trên. Không thiếu những trường hợp đươc chẩn đoán rau thai bám thấp trong 3 tháng đầu nhưng vào tháng cuối thai kỳ, bánh rau lại cách xa cổ tử cung.

Trường hợp rau tiền đạo được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ ba thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo nặng, gây mất máu, thậm chí có thể tử vong. Thai nhi dễ bị sinh non, suy thai do thiếu máu. Tỷ lệ tử vong của thai nhi trong những trường hợp này khá cao, khoảng 30 – 40%.

PHÂN LOẠI RAU TIỀN ĐẠO THEO VỊ TRÍ NHAU THAI HÌNH THÀNH

Nhau thai là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thông thường, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhau thai nằm thấp một cách bất thường, bánh nhau che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung. Trường hợp này được gọi là nhau tiền đạo.

Tùy vị trí nhau thai hình thành, có thể chia thành những loại nhau tiền đạo sau:

  • Rau tiền đạo bám thấp: Phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung, chỉ một phần nhỏ bám vào đoạn dưới, không gây chảy máu, thường hay gây vỡ ối sớm. Đa số được chẩn đoán hồi cứu sau khi sổ rau: đo màng dưới 10 cm, từ bờ bánh rau tới vòng Banld.
  • Rau tiền đạo bám bên: Phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới nhưng bờ rau chưa tới cổ tử cung. Chảy máu nhẹ.
  • Rau bám mép: Còn gọi là bám bờ. Bờ bánh rau đã tới cổ tử cung nhưng chưa che lấp cổ tử cung, chảy máu vừa.
  • Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn: Còn gọi là trung tâm không hoàn toàn. Bánh rau che lấp một phần của diện lỗ cổ tử cung, khi thăm âm đạo sẽ thấy cả múi rau và màng rau, chảy máu nhiều.
  • Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Bánh rau che kín cả lỗ cổ tử cung khi tử cung đã mở. Thăm âm đạo chỉ sờ thấy múi rau, không thấy màng rau, chảy máu rất nhiều.

Phân loại rau tiền đạo

Về phương diện giải phẫu, tỷ lệ rau tiền đạo là 25% nhưng về mặt lâm sàng, nếu chỉ kể 5 loại có chảy máu thì tỷ lệ thấp hơn nhiều (khoảng 0,5-1%).

NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN RAU TIỀN ĐẠO

Không có một nguyên nhân rõ ràng trong các trường hợp hình thành rau tiền đạo, nhưng khả năng xuất hiện rau tiền đạo sẽ cao hơn nếu mẹ bầu nằm trong những trường hợp sau:

  • Đã từng xuất hiện nhau tiền đạo trong lần mang thai trước.
  • Đã từng sinh mổ.
  • Đã thực hiện một số phẫu thuật khác như loại bỏ u xơ, u nang tử cung, nạo phá thai…
  • Đã mang song thai hoặc đa thai
  • Tiền sử hút thuốc lá
  • Thai phụ càng lớn tuổi, nguy cơ thai tiền đạo càng cao

Nói chung những nguyên nhân mà có thể làm tổn thương niêm mạc tử cung ở vùng đáy và thân tử cung dẫn tới sự hình thành màng rụng và làm tổ ở vùng đáy tử cung không đầy đủ nên dễ dẫn đến rau tiền đạo.

TRIỆU CHỨNG BÀ BẦU BỊ RAU TIỀN ĐẠO

Triệu chứng chảy máu là triệu chứng chính. Đặc tính chảy máu là thường xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng, không có triệu chứng báo trước, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục.

Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, ngưng tự nhiên sau đó lại tái phát nhiều lần và lần chảy máu sau có khuynh hướng ngày càng nhiều hơn những lần trước.

Triệu chứng chảy máu thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, đôi khi sớm hơn.

CÁCH XỬ LÝ KỊP THỜI KHI BỊ RAU TIỀN ĐẠO

Khi đã được chẩn đoán nhau tiền đạo, về mặt nguyên tắc, thai phụ cần được ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị, hạn chế vận động hay bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng để tránh kích thích tử cung gây chảy máu.

Ngoài ra, sản phụ bình thường cũng nên thăm khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện phụ sản. Ở một vài phòng khám tư, một số kỹ thuật viên không có kinh nghiệm lâm sàng về sản khoa nên việc chẩn đoán hình ảnh siêu âm chưa tốt sẽ không có được sự phát hiện và tư vấn kịp thời về nhau tiền đạo.

Các bác sỹ phụ sản khuyến cáo: Khám thai định kỳ, sớm phát hiện nhau tiền đạo và xử trí kịp thời là lời khuyên tốt nhất dành cho những bà mẹ nằm trong tình huống cấp cứu sản khoa này. Vì vậy, dù chưa có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì thăm khám định kỳ là chìa khóa an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ có thể tham khảo tác dụng của củ gai đối với trường hợp bà bầu bị rau tiền đạo tại website cugaituoi.vn