3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị ốm nghén như: bỏ ăn, buồn nôn, nôn mửa, sợ các loại mùi…
Thông thường, mẹ bầu chỉ chọn những đồ ăn mình thích (hợp miệng) như: mận, khế, ổi, ngô…và ăn vào bất cứ thời điểm nào (tối muộn, nửa đêm) cho dù những loại thực phẩm đó không đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có những bà mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất.
Lời khuyên cho chị em trong thời gian này là nên kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ.
Thực phẩm thiết yếu
Trong ba tháng đầu, thai nhi đã phát triển tương đối đầy đủ các hệ thống của cơ thể như: hệ thống thần kinh, hô hấp, giới tính đang phát triển dần rõ hơn. Và, cơ thể phụ nữ mang thai giai đoạn này cần bổ sung cho mình các chất cần thiết như: đạm, protein, chất xơ, sắt, axit folic, và các vitamin cần thiết khác… Dưới đây là một số thực phẩm, giúp cho các bà mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Các loại thịt đỏ: đây là nguồn cung cấp sắt tự nhiên và an toàn nhất. Các loại thịt heo, bò, gia cầm chúng chứa nhiều đạm và protein ngoài ra các tế bào đỏ sẽ góp phần tạo ra hồng cầu bổ sung máu cho cơ thể. Trong giai đoạn đầu, lượng máu cần cho cơ thể tăng khoảng 10% so với bình thường, và sẽ tăng nhiều hơn ở các giai đoạn sau của thai kỳ.
Các loại ngũ cốc: lúa mạch, bột mì, gạo, yến mạch, gạo lứt…trong ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, và các vitamin nhóm B, ngoài ra trong ngũ cốc còn chứa hàm lượng sắt nhất định. Chất xơ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa của phụ nữ mang thai hạn chế tối đa nổi ám ảnh về táo bón.
Ngũ cốc ở đây là ngũ cốc nguyên chất như gạo lứt, bánh mì đen chứ không phải các loại đã qua tinh chế có đường. Trong ngũ cốc nguyên chất, hàm lượng chất béo và muối ( hai thành phần nếu dùng quá nhiều sẽ nguy hiểm đến thai nhi và tim mạch) rất ít, nên các bà bầu có thể yên tâm dùng.
Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cần cho cơ thể mỗi ngày khi mang thai khoảng 28gr, tốt nhất nên dùng nhiều vào buổi sáng, các bà bầu nên sử dụng một cách hợp lý.
Các loại rau củ quả: cải xanh, bí đỏ, bí đao, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, xà lách, măng tây…bổ sung hàm lượng chất xơ rất lớn. Chứa nhiều beta caroten giúp phát triển hệ thống da, thính giác, thị giác, hệ thống thần kinh, hệ xương, và men răng cho thai nhi. Trong rau củ quả còn chứa nhiều axit folic giúp tránh được các dị tật như nứt cột sống cho thai nhi.
Các loại trái cây: quýt, bơ, dưa hấu đỏ, xoài, bưởi, nho, kiwi, các quả họ dâu…chứa nhiều vitamin C, E, và các vitamin nhóm B và folate tự nhiên giúp bảo vệ phổi giảm nguy cơ thai nhi mắt phải hen suyễn. Vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Sữa: các bà bầu nên chọn cho mình một loại sữa mình có thể uống được ( có thể nghén sẽ làm cho các bà bầu không thể uống được một vài loại sữa), trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi.
Hàm lượng canxi có trong sữa sẽ giúp cho quá trình tạo xương và răng, canxi chiếm 99% thành phần cấu tạo nên xương và răng. Canxi có trong sữa sẽ dễ hấp thu hơn. Xem thêm: 5 thực phẩm có lợi cho bà bầu và những lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu.
Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu giai đoạn đầu được nêu trên sẽ giúp cho các bà mẹ có nhiều lựa chọn cho bữa ăn thêm phong phú. Một bữa ăn khoa học sẽ giúp cho mẹ khỏe và thai phát triển tốt. Hãy lựa chọn thực phẩm tốt để có một cơ thể khỏe mạnh cùng bé yêu 9 tháng 10 ngày.
Ăn như thế nào?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 – 6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Bà Bầu Nên Uống Củ Gai Trong Bao Lâu? Cụ Thể Cho Từng Trường Hợp
Phân biệt người thể hàn và người thể nhiệt? Chế độ ăn uống thế nào?
Giá bán củ gai tươi chất lượng tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM
Củ Gai Khô Nên Dùng Trong Trường Hợp Nào? Cách Dùng Hiệu Quả