Trong những tháng đầu mang thai, không ít mẹ gặp phải trường hợp đau lâm râm vùng bụng dưới. Nhiều mẹ bầu cảm thấy sợ hãi và bất an vì cho rằng đây là dấu hiệu của nguy cơ sảy thai sớm. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu là bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đau và các dấu hiệu đi kèm.
Khi nào đau bụng lâm râm là bình thường?
Theo các chuyên gia, vào tháng đầu, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Có thể nói đây chính là tín hiệu vui cho biết bạn đang có thai. Lúc này, trứng được thụ tinh đang làm tổ và tìm cách bám vào tử cung nên gây cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi hiện tượng ốm nghén mẹ phải trải qua trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này.
Thông thường, tình trạng đau âm ỉ sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên mà ngược lại sẽ có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai thì có hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.
Bước vào những tháng sau, khi thai nhi càng ngày càng lớn, mẹ bầu cũng sẽ thấy xuất hiện các cơn đau bụng do sự giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng. Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, hắt hơi, ngồi xổm hoặc lúc đứng dậy.
Khi nào đau bụng lâm râm đáng lo lắng?
Mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu bình thường nhưng không phải là không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là đau bụng kèm theo một số triệu chứng như ra máu âm đạo, ói mửa, choáng váng,…
Dấu hiệu dọa sảy và sảy thai sớm
Đau bụng lâm râm kéo dài có thể là dấu hiệu dọa sảy thai hoặc sảy thai sớm. Nó xảy ra khi em bé không phát triển bình thường. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là đau bụng từng cơn, càng lúc cơn đau càng dồn dập rồi đột ngột biến mất, thi thoảng mẹ bầu bị chuột rút, đau nhức ở giữa vùng bụng dưới. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục tại vùng kín. Đây là dấu hiệu cho biết có thể bạn bị dọa sảy hoặc đã sảy thai sớm. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
Khi gặp phải trường hợp này, tốt nhất nên đưa thai phụ nhập viện càng sớm sàng tốt. Trường hợp dọa sảy thai được phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể giữ được thai nhi.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm cho bà bầu. Thông thường trứng sau khi thụ tinh sẽ về tử cung làm tổ, tuy nhiên vì một lí do nào đó mà trứng sẽ đi làm tổ ở nơi khác mà thông thường là ở vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Phụ nữ mang thai đã từng bị viêm hố chậu, viêm tắc vòi trứng, hoặc mang thai sau khi điều trị hiếm muộn có nguy cơ cao về mang thai ngoài tử cung. Hiện tương này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ
Mang thai ngoài tử cung cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đình chỉ thai. Thậm chí, nếu không xử lý kịp thời còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu của tình trạng này như cơn đau lan rộng khắp vùng bụng, kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu… thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến bản thân.
Như vậy, khi đối diện với tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu, cụ thể là đau vùng bụng dưới, mẹ bầu trước hết phải bình tĩnh, đừng nên lo lắng thái quá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe. Khi nào thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng bất thường như trên thì bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán về tình trạng của bản thân để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt hoặc các mẹ có thể uống nước củ gai an thai để giúp thai ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm
Bà Bầu Nên Uống Củ Gai Trong Bao Lâu? Cụ Thể Cho Từng Trường Hợp
Phân biệt người thể hàn và người thể nhiệt? Chế độ ăn uống thế nào?
Giá bán củ gai tươi chất lượng tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM
Củ Gai Khô Nên Dùng Trong Trường Hợp Nào? Cách Dùng Hiệu Quả