Ra máu khi mang thai là một hiện tượng phổ biến khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì, có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kỳ. Chị em phụ nữ nào đang mang thai 3 tháng đầu thai kì mà phát hiện mình bị ra máu âm đạo thì cần nghĩ ngay tới các biến chứng thai kỳ dưới đây và đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
1. Sảy thai:
Sảy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.
2. Ra máu khi mang thai theo chu kì kinh nguyệt:
Một vài phụ nữ bị ra máu vào khoảng tuần thứ 4, 8 và 12 của thai kỳ, gần với chu kì kinh nguyệt. Trường hợp này, bạn có thể có những biểu hiện giống như khi sắp có kinh nguyệt, ví dụ như bị đau lưng, chuột rút, đau bụng dưới, có cảm giác bị phù nề… Tuy nhiên, bạn không phải sắp “bị”, vì thực tế là bạn đang mang bầu. Trong thời kỳ mang thai, hoocmon đã làm gián đoạn chu kì của cơ thể. Đôi khi, lượng hoocmon này không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt và trong trường hợp này, bạn sẽ ra máu. Việc này kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kì – khi lượng hoocmon của bạn chưa ổn định. Một số phụ nữ còn ra máu trong suốt thời kỳ mang thai và vẫn sinh em bé khỏe mạnh bình thường.
3. Chảy một ít máu:
Việc trứng đã thụ thai di chuyển vào buồng thành tử cung có thể khiến bạn ra một ít máu. Thường thì, bạn sẽ bị ra máu trong vòng 1 đến 2 ngày. Máu ra trong trường hợp này có thể là máu đỏ tươi hoặc chỉ là chất nhầy màu hồng.
4. Động thai, dọa sảy thai:
Trong khi có thai, có các dấu hiệu dọa sảy không yên như đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch mầu hồng nhạt hoặc bị ra máu thì gọi là động thai, bào trở …
5. Thai ngoài tử cung:
Là tình trạng mà trứng sau khi được thụ tinh không về làm tổ trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ổng dẫn trứng. Các triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung bao gồm: đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ HCG beta thấp và chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ. Thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tính mạng của mẹ nếu không phát hiện sớm, do đó nên siêu âm kiểm tra vị trí khối thai ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai .
6. Tụ máu nhau thai:
Hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi, chảy máu nhau thai được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự “tiêu tan” còn nếu lượng máu tụ quá 30-40% đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây nên sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân của hiện tượng này đôi khi phụ thuộc vào tuổi tác của người mẹ và tuổi thai. Nguy cơ cao đối với phụ nữ lớn tuổi mà vẫn muốn mang thai.
Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai( không còn gọi là động thai nữa) .
7. Chảy máu màng:
Trong khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể được đẩy cao hơn khiến lớp niêm mạc tử cung rất dễ bong chóc. Đây là điều bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu xem có có phải là hiện tượng này không hay có nguyên nhân nào khác.
8. Nhiễm trùng:
Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu. Cần phải kiểm tra chuẩn đoán ngay để phát tìm ra nguyên nhân của nó. Rất có thể đây sẽ là nguyên nhân gây sinh non hoặc sẩy thai. Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, herpes…
9. Nội tiết tố thay đổi:
Bạn bị chảy máu nhẹ trong thời gian đầu hoặc là suốt khoảng thời gian mang thai, điều này không phải bình thường có thể là cơ địa của bạn đang thay đổi do lượng hoocmôn quá nhiều chuẩn bị cho thai kỳ.
10. Độ nhạy cảm của tử cung tăng cao:
Lưu lượng máu truyền đến tử cung tăng cao do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, dẫn đến chảy vài giọt máu sau khoảng thời gian ngắn giao hợp hoặc là khi soi cổ tử cung và khám âm đạo sẽ phát hiện ra.
11. Mất một thai đôi:
Trong quá trình mang thai đôi, thai phụ có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một. Khi sẩy thai, tất nhiên sẽ chảy máu. Lưu ý, sau đó bạn phải hết sức cẩn thận để giữ em bé còn lại.
LIỀU DÙNG CỦ GAI ĐIỀU TRỊ RA MÁU KHI MANG THAI
Đối với trường hợp động thai dọa sảy thai ra máu, dịch nâu hay tụ dịch màng nuôi rau bị bóc tách một phần nên sử dụng củ gai để điều trị giúp thai ổn đinh. Trong 3 ngày đầu mỗi ngày sử dụng từ 150 – 200gram củ gai thái lát mỏng sắc với khoảng 1 lít nước sau đó đun trong 30-40 phút ( đun nhỏ lửa ) lấy nước đó uống. Từ ngày thứ 4 trở đi mỗi ngày dùng 100 – 150gram làm tương tự. Phần củ sau khi đun không nên bỏ đi mà ăn hết tránh lãng phí vì phần bã vẫn rất chất lượng.
Ra máu âm đạo trong thời gian mang thai dù là nguyên nhân gì thì thai phụ cũng nên báo cho người thân để đưa tới bệnh viện kiểm tra một cách kịp thời nhất. Bởi vì chảy máu đôi khi có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên điều quan trọng là phải biết những nguyên nhân và cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý cũng như tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.
Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe trong suốt thai kì, vượt cạn thành công mẹ tròn con vuông.
Có thể bạn quan tâm
Bà Bầu Nên Uống Củ Gai Trong Bao Lâu? Cụ Thể Cho Từng Trường Hợp
Phân biệt người thể hàn và người thể nhiệt? Chế độ ăn uống thế nào?
Giá bán củ gai tươi chất lượng tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM
Củ Gai Khô Nên Dùng Trong Trường Hợp Nào? Cách Dùng Hiệu Quả