Bánh nhau là cơ quan cung cấp dưỡng chất từ mẹ sang con và nhận chất thải từ thai nhi qua mẹ. Khi bóc tách bánh nhau khỏi niêm mạc tử cung, tuần hoàn nhau thai bị cản và ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Tùy vào mức độ bóc tách mà ảnh hưởng đến thai nhiều hay ít. Với thai dưới 20 tuần, khi có bóc tách bánh nhau nghĩa là có tình trạng dọa sẩy thai trên lâm sàng.
Mặt khác, khi nhau bóc tách khỏi thành tử cung, mạch máu sau nhau bị tổn thương và gây xuất huyết, lượng máu chảy vào mặt sau bánh nhau làm diện bóc tách rộng dần. Hậu quả mẹ mất máu nhiều và có nguy cơ sẩy thai. Khi thai lớn trên 20 tuần, hiện tượng bóc tách này được gọi là nhau bong non. Thai càng lớn, mức độ bóc tách càng nhiều thì nguy cơ cho hai mẹ con càng cao.
Các sản phụ thường thắc mắc tỷ lệ bong tách 10%, 20%, 30%. Bóc tách 10% khả năng dưỡng thai là khá cao. Tuy nhiên khả năng dưỡng thai còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây dọa sẩy thai và sự tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bóc tách càng nhiều thì khả năng dưỡng thai càng thấp. Khi bóc tách bánh nhau 30% ở 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ sẩy thai là 50%. Bóc tách túi thai trên 50% trở lên rất khó giữ được thai.
CÁC TRIỆU TRỨNG CỦA BONG TÁCH NHAU THAI
Các triệu chứng thường gặp của bong tách nhau thai là đau trằn nặng bụng dưới hoặc đau lưng, đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, ra huyết âm đạo từ ít đến nhiều. Khi có dấu hiệu này, thai phụ đi siêu âm phát hiện khối máu tụ nằm phía sau nhau thai. Đó chính là túi thai bị bóc tách và báo hiệu động thai hoặc dọa sẩy thai. Tuy nhiên có một số trường hợp siêu âm, bác sĩ quan sát thấy bóc tách bánh nhau nhưng trên lâm sàng lại không phát hiện dấu hiệu bất thường.
BÁC SĨ TRẦN VĂN HÙNG NÓI VỀ HIỆN TƯỢNG BONG NHAU (BONG MÀNG NUÔI) TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
NGUYÊN NHÂN BÓC TÁCH NHAU THAI
Tình trạng bóc tách nhau có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là yếu tố giải phẫu (thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, thiểu sản tử cung). Nguyên nhân khác là những yếu tố mắc phải như bệnh u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ. Tình trạng này cũng có thể do yếu tố nội tiết như: Suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường…. Do thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm; nhiễm chất độc (chì, thủy ngân). Tình trạng này cũng có thể gặp ở thai phụ nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
BÀ BẦU CẦN LÀM GÌ KHI CÓ HIỆN TƯỢNG BÓC TÁCH NHAU THAI
Với thai dưới 20 tuần, khi có dấu hiệu bóc tách bánh nhau nhưng thai nhi vẫn phát triển, hoạt động tim thai bình thường, cần thiết phải cho thai phụ nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm co bóp tử cung, bổ sung nội tiết thai kỳ và đun nước củ gai uống hàng ngày. Thai phụ nên ăn các thức phẩm dễ tiêu, loãng, uống nhiều nước, tránh tiêu chảy, táo bón. Nếu tuổi thai dưới 20 tuần và mức độ bóc tách không nhiều, có thể theo dõi điều trị ngoại trú. Nếu ra huyết ồ ạt hoặc thai trên 20 tuần, nên cho các thai phụ nhập viện để theo dõi điều trị.
Đặc biệt, thai phụ bị bóc tách túi thai cần phải nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng lo âu, kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đặc biệt hạn chế các hoạt động mạnh như leo cầu thang, bê vác đồ vật… và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các mẹ có thể tìm hiểu thêm về tác dụng của củ gai trong việc điều trị bong tách nhau thai tại website cugaituoi.vn
Có thể bạn quan tâm
Bà Bầu Nên Uống Củ Gai Trong Bao Lâu? Cụ Thể Cho Từng Trường Hợp
Phân biệt người thể hàn và người thể nhiệt? Chế độ ăn uống thế nào?
Giá bán củ gai tươi chất lượng tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM
Củ Gai Khô Nên Dùng Trong Trường Hợp Nào? Cách Dùng Hiệu Quả