Trong 3 tháng đầu mang thai những thay đổi của cơ thể gây ra những triệu chứng khác nhau của thai kỳ, đồng thời cũng khiến cảm xúc của thai phụ sinh con so thật lạ lẫm và đầy lo âu. Những triệu chứng sau đây là phổ biến nhất trong “tam cá nguyệt” đầu của thai kỳ.
Ốm nghén
Là dấu hiệu rõ nhất trong giai đoạn mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Bạn sẽ thấy trong người luôn mệt mỏi kèm theo những cơn buồn nôn. “Thủ phạm” gây ra nguyên nhân này được cho là do hormone thai kỳ Chorionic gonadotropin.
Ốm nghén là dấu hiệu bình thường trong 3 tháng đầu. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, khi bạn càng cảm thấy nôn nao trong người thì nguy cơ sẩy thai, sinh non sẽ càng ít đi.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể gặp những cơn ốm nghén, nôn mửa vào sáng sớm
Căng tức bầu ngực
Thời gian mang thai 3 tháng đầu là quãng thời gian cơ thể bạn bắt đầu thay đổi. Bầu ngực của mẹ bầu có thể đau tức hay trở nên nhạy cảm. Quá trình này kéo dài từ tuần thứ 4 cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ và bạn không cần phải lo lắng vì đó là sự thay đổi hết sức bình thường.
Thèm và kén ăn
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuỳ theo cơ địa mỗi người khiến mẹ bầu có cảm giác thích thú đối với một số món ăn nhất định. Có những món ăn lúc trước bạn cảm thấy chán ghét hoặc không bao giờ ăn đến, nhưng khi mang thai, bạn lại thấy rất muốn ăn và có thể ăn ngấu nghiến và ngược lại.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chú ý tới những thực phẩm mà bạn đang và sẽ ăn. Bởi vì, không phải những thực phẩm bạn đang ăn rất “ngon lành” đều tốt cho sức khoẻ mẹ và bé. Các mẹ bầu được khuyến khích chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và không nên ăn quá nhiều một món tại một thời điểm.
Mệt mỏi
Đây là điều hết sức bình thường đối với mẹ bầu khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Lúc này, cơ thể của bạn đang dần phải thích nghi khi có một sinh linh mới đang hình thành và phát triển trong cơ thể.
Để giảm thiểu sự mệt mỏi, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc, nhất là cần ngủ đủ giấc. Đồng thời bổ sung đầy đủ các chất như axit folic, kẽm, sắt… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập các bài tập thể dục nhẹ, tập yoga, hay đơn giản là đi bộ hít thở không khí trong lành.
Tiểu tiện nhiều
Ngay từ khi có cấn thai, tử cung mẹ bầu đã thay đổi kích thước rõ rệt và nó “đàn áp” lên bàng quang khiến bộ phận này không thể dự trữ nhiều nước tiểu như bình thường. Điều này khiến mẹ bầu thường xuyên “làm bạn” với nhà vệ sinh.
Để hạn chế tình trạng này, khi đi tiểu, mẹ bầu nên nghiêng người về phía trước giúp sản phẩm trong bàng quang đi hết ra ngoài, sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn. Ngoài ra, 1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều.
Nhạy cảm với mùi hương
Nhiều mẹ bầu cho biết, trong 3 tháng đầu mang thai, họ rất nhạy cảm với một số mùi mà bình thường không cảm nhận thấy như mùi thịt gia cầm hay hải sản. Một số cho biết, họ còn ngửi thấy được mùi của chính cơ thể mình. Điều này nhiều lúc khiến họ khó chịu. Tuy nhiên, khó khăn này sẽ dần dịu đi trong những tháng tiếp theo và mẹ bầu sẽ dần quen với điều này.
Nổi mụn
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu rất dễ bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn. Vì vậy, hãy lưu ý trong việc sử dụng các loại sữa rửa mặt hay hoá chất có tính tẩy rửa. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng các sản phẩm sữa rửa mặt nhé.
Đau đầu
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn đau đầu bất chợt. Nguyên nhân do bạn mệt mỏi, căng thẳng, lượng hormone tăng cao, hay mất nước, thiếu máu, huyết áp thấp… Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh để hạn chế cơn đâu đầu, bởi chúng có thể gây hại cho mẹ và bé.
Thay vào đó hãy nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc nhờ bác sỹ tư vấn loại thuốc an toàn cho hai mẹ con.
Khô mắt và thị lực bị thay đổi
Sau vị giác và khứu giác, thị giác của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi theo. Bởi sự thay đổi nội tiết, trao đổi chất, giữ nước và tuần hoàn máu đã ảnh hưởng đến đôi mắt và thị lực của bạn. Trong giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy mắt mình được cải thiện hơn, ngược lại cũng có thể khiến mắt bạn tệ đi.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên đi khám bác sỹ khi có các triệu chứng như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc sợ ánh sáng mạnh, mất thị lực tạm thời, nhìn thấy đốm hoặc chớp sáng hay xuất huyết võng mạc.
Thay đổi ham muốn tình dục
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các nội tiết tố thay đổi khiến ham muốn tình dục của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng. Bạn có thể thấy hứng thú hơn đối với người bạn đời và ngược lại. Vì vậy, hãy nói và chia sẻ để chồng bạn hiểu những điều khó nói bạn đang gặp phải nhé.
Tâm trạng thất thường
Tất cả những thay đổi về cơ thể, cảm xúc, ham muốn… đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu. Bạn có thể vui buồn bất chợt, khóc hay cười bất cứ lúc nào bản thân muốn. Tuy nhiên, điều các mẹ cần làm lúc này là hãy chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình với chồng và người thân, chứ không nên giữ trong lòng gây ức chế.
Hãy luôn suy nghĩ tích cực, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé các mẹ.
Có thể bạn quan tâm
Bà Bầu Nên Uống Củ Gai Trong Bao Lâu? Cụ Thể Cho Từng Trường Hợp
Phân biệt người thể hàn và người thể nhiệt? Chế độ ăn uống thế nào?
Giá bán củ gai tươi chất lượng tại Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM
Củ Gai Khô Nên Dùng Trong Trường Hợp Nào? Cách Dùng Hiệu Quả